Anh Lực kết hôn với chị Nguyễn Thị Kiều Trinh (SN 1995) hơn 1 năm nay. Cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng với bản tính chăm chỉ, hiền lành, anh chị động viên nhau cùng chịu khó làm ăn, lo cho tương lai con cái.
Niềm hạnh phúc đến với gia đình khi chị Trinh mang thai. Quá trình ban đầu không có bất cứ trở ngại nào. Tuy nhiên, đến thời điểm thai được 4 tháng, chân tay chị Trinh sưng lên.
Anh Lực đưa vợ đi khám thì được các bác sĩ thông báo, vợ anh bị chứng tiền sản giật rất nguy hiểm, có nguy cơ cao gây tử vong cả mẹ lẫn con, gia đình cần chú ý theo dõi sát sao hơn. Nhận thông tin về tình hình sức khoẻ mình, bản thân chị Trinh rất lo lắng, sợ con gặp hiểm nguy.
Đến khi thai phát triển ở tháng thứ 8, người phụ nữ khốn khổ ấy bắt đầu thấy mệt mỏi hơn bình thường. Anh Lực nhanh chóng đưa vợ đến Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An). Qua đánh giá sơ bộ, các bác sĩ nhận định, chứng tiền sản giật đang gây nguy hiểm cho mẹ con chị Trinh và chỉ định mổ gấp cứu con.
Trước lúc phẫu thuật, người mẹ vẫn chỉ một mực nghĩ tới con, đồng thời gọi với lại dặn dò chồng gắng lo cho con. Trải qua ca mổ đầy nguy hiểm vào ngày 23/5/2021, đứa trẻ chào đời an toàn dù thiếu tháng. Đón con trong nước mắt, anh Lực đặt tên con là Đinh Trọng Nhân với mong mỏi con sẽ thành người, sống khoẻ, mang tấm lòng nhân ái.
![]() |
Bé Đinh Trọng Nhân thiếu vắng hơi ấm của mẹ từ lúc lọt lòng |
Tuy nhiên, đằng sau niềm vui đón con chào đời bình an, anh lại nhận “hung tin” vợ mình rơi vào trạng thái nguy kịch. Chị Trinh bị nhiễm khuẩn máu, phải tiến hành lọc máu ở Bệnh viện Sản nhi tỉnh Nghệ An. Sau hơn 10 ngày điều trị, tình hình vẫn không khả quan hơn, thậm chí căn bệnh biến chứng thành suy gan, suy thận, viêm dạ dày, viêm túi mật. Chẳng còn cách nào khác, anh Lực đành gửi con cho nhà mẹ vợ để cùng vợ ra Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị tiếp.
Con nhỏ bơ vơ, khóc ngặt vì khát sữa
Bố mẹ ra Hà Nội điều trị, bé Trọng Nhân ở nhà với dì và bà ngoại. Những ngày tháng đầu tiên của cuộc đời, đứa trẻ tội nghiệp ấy chưa được nổi 1 lần cảm nhận hơi ấm người mẹ. Không những thế, Nhân còn không đủ sữa bú hàng ngày. Dì cháu phải bế đi xin sữa từ những người mẹ trong xóm nhưng cũng không đủ.
Chứng kiến cảnh đứa trẻ tội nghiệp khóc lả vì đói khát, bà con làng xóm cũng lực bất tòng tâm. Trong khi đó, tại Bệnh viện Bạch Mai, chị Trinh phải chiến đấu với bệnh tật, giành giật sự sống từng giây.
Do tình hình dịch bệnh phức tạp, anh Lực không thể vào chăm vợ mỗi ngày, chỉ được vào khi bác sĩ gọi thông báo tình hình của vợ. Ở bên ngoài, lòng anh như lửa đốt. Mỗi lúc rảnh anh lại gọi điện về nhà hỏi thăm tình hình con. Những điều khổ tâm trong lòng anh cũng không dám thổ lộ với gia đình bên vợ. Điều anh lo lắng là chi phí điều trị cho chị Trinh từ tuyến tỉnh đã lên đến hơn 100 triệu đồng.
![]() |
Mẹ con bé Đinh Trọng Nhân khẩn cầu sự giúp đỡ của bạn đọc |
Để chữa bệnh cho vợ, anh Lực đã phải đi vay mượn khắp nơi. Kinh tế gia đình vốn khó khăn, bản thân anh trước đây làm phụ hồ, giờ lại nghỉ việc chăm vợ, không còn kiếm được tiền nữa. Chưa kể, anh vẫn đang nuôi người mẹ già yếu ngoài 80 tuổi bị tai biến, tiểu đường nằm một chỗ.
Vét sạch túi cũng chỉ còn vài chục ngàn lẻ để ăn uống, chi tiêu qua ngày, nghĩ tới cảnh vợ đứng trước cơn nguy kịch, anh lặng người, rưng rưng: "Từ lúc sinh con đến nay, vợ tôi chưa có một phút được ôm con vào lòng. Nay tình trạng không mấy khả quan, gia đình thì nghèo khó, tôi làm chồng mà bất lực, đau xót quá".
Những chỗ vay được, anh Lực đã hỏi vay cả, giờ không còn biết xoay sở ra sao. Ở Hà Nội đang giãn cách, anh không quen biết ai để kêu cứu. Anh chỉ sợ điều bất trắc xảy đến với vợ mình, khi đứa con nhỏ mới chỉ được 2 tháng tuổi.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Các nhà đài, hay nói đúng hơn trong thời đại 4.0, những nhà phân phối nội dung đang phải đối mặt với con số ước tính khoảng 300 tỷ đồng để được phục vụ người xem sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh. FIFA đã ra mức giá đó từ 4 năm trước, và không có lý do gì họ phải giảm đi trên thị trường Việt Nam khi cuộc cạnh tranh về bản quyền thể thao giữa các nhà phân phối nội dung hấp dẫn hơn hẳn World Cup trước.
Trong 4 năm đó, FPT đã nổi lên như một đối thủ nặng ký với việc sở hữu bản quyền Champions League, K+ tiếp tục với ngoại hạng Anh, VTV Cab trông cậy vào La Liga và các giải đấu còn lại… Để bù đắp khoản chi phí khổng lồ đó thì phép chia đơn giản cho thấy một đài truyền hình công như VTV phải thu tiền quảng cáo được khoảng 3 đến 4 tỷ đồng/trận đấu. Đây là một con số không tưởng kể cả trong thời kỳ hoàng kim nhất của truyền hình quảng bá.
Thế nhưng 4 năm trước, khi tất cả đã trở nên vô vọng thì một cái tên xuất hiện kịch tính như phim siêu anh hùng của Marvel. Khán giả lại được xem World Cup, nhà đài thở phào, doanh nghiệp cũng vui vẻ vì xuất hiện theo cách đó (dù là bất khả kháng) cũng ổn hơn là quảng bá thương hiệu bằng cách trả tiền cho các gói quảng cáo thông thường.
Vài trăm tỷ có thể là con số khổng lồ với bài toán kinh doanh của một nhà đài riêng lẻ. Nhưng bài toán chung tay giữa các nhà phân phối nội dung và doanh nghiệp là hoàn toàn khả thi. Việc này không phổ biến lắm trên thế giới nhưng cách mà người hâm mộ Việt Nam kỳ vọng vào việc được xem World Cup miễn phí thì cũng đâu giống với bất cứ quốc gia nào. Đấy là chưa kể đến việc các nhà phân phối nội dung ở Việt Nam đang ở một trạng thái rất phù hợp để chia sẻ gói bản quyền này.
Những đơn vị phát sóng truyền hình trên nền tảng truyền thống (VTV, HTV, VTC…) kết hợp với một nền tảng phát sóng trên nền tảng internet (FPT, VieOn, TV360…) thì đâu có giẫm chân lên nhau nhiều lắm. Thế nên, không có gì phải quá bi quan về triển vọng tiếp tục được xem World Cup 2022 theo cách thông thường.
Việc lúc nào mua, lúc nào công bố bản quyền của một sản phẩm đáng giá như World Cup tất nhiên là ảnh hưởng lớn đến chiến thuật kinh doanh. Chuyện giá cả biến động từng ngày của chiếc Iphone 14 và thời điểm được kích hoạt (dù đã mua) chẳng phải là một minh chứng rất sống động cho việc này sao.
Giờ hãy nhìn rộng hơn và đặt ra câu hỏi. Bao giờ thì người hâm mộ Việt Nam hết thấp thỏm vì việc được xem World Cup miễn phí? Từ chuyện của giải Ngoại hạng Anh mà nói thì câu trả lời là: đến khi nào chúng ta phải trả phí để xem World Cup thì chuyện thấp thỏm mới kết thúc.
Thực ra trong thời đại của mạng xã hội, sức ép của “công chúng” cũng rất là khó nói. Bao nhiêu người thực sự không có lựa chọn nào khác ngoài xem bóng đá qua kênh quảng bá? Bao nhiêu người không thấy phiền lòng nếu đăng ký thêm một gói thuê bao? Và cuối cùng lực lượng không nhỏ những người hàng tuần vẫn xem bóng đá quốc tế qua những trang web lậu vốn không xa lạ gì.
Thế nên có khi “thấp thỏm” cũng là cảm giác thú vị mà chúng ta nên tận hưởng trước khi nó biến mất. Sáu năm trước đánh dấu thời điểm mà giải đấu lớn gần nhất chia tay kênh quảng bá bước vào thế giới của truyền hình trả tiền. Champions League thuộc về K+, sau đó là FPT, cũng đâu có cơn sốt nào đòi hỏi phải được xem miễn phí giải đấu danh giá hàng đầu châu Âu nữa đâu.
Và nếu có cơn sốt thì biết đâu lại có những “người hùng” xuất hiện. Giờ chuyện bình thường ở mỗi gia đình nếu phải có vài loại thuê bao để xem đầy đủ các giải thể thao quốc tế. Nhưng khán giả Việt Nam sẽ không sớm phải trả tiền để xem một giải đấu lớn như World Cup.
Lý do chính là những sự bắt tay kể trên, các doanh nghiệp bắt tay với các nhà phân phối nội dung nhằm “phục vụ lợi ích chung của cộng đồng”, hoặc các nhà phân phối nội dung kết hợp với nhau. Đây là con đường dễ đoán trước dựa trên xu hướng của thế giới.
Anh là nước phát triển hiếm hoi khán giả vẫn xem miễn phí toàn bộ 64 trận đấu của World Cup nhưng là trên kênh của các đài truyền hình khác nhau. 32 trận trên sóng BBC và 32 trận còn lại trên ITV. Rồi khi không thể làm như vậy nữa thì vẫn luôn có các gói sản phẩm khác nhau đáp ứng túi tiền của mọi khách hàng là truyền hình công.
Ở Đức hay Pháp, các đài công phát sóng một số lượng nhất định các trận đấu, trong đó bắt buộc có các trận của đội tuyển quốc gia nước mình, trên kênh quảng bá. Phần còn lại khán giả sẽ phải trả tiền để xem trên nền tảng số.
Một điều có thể cản trở các nền tảng phát sóng trực tuyến quyết tâm kinh doanh món hàng lớn như World Cup chính là nạn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn khá phổ biến ở Việt Nam.
Nhưng xu hướng bản quyền truyền hình cũng như lĩnh vực và nó phụ thuộc rất nhiều, đó là công nghệ, sẽ vô cùng khó đoán trước.
Biết đâu chúng ta sẽ sớm chấp nhận chia tay World Cup và Euro miễn phí như cách đã xảy ra với các giải đấu khác. Rồi đến ngày các giải đấu của đội tuyển quốc gia trở thành câu hỏi lớn thì mới thực sự vấn đề.
" alt=""/>Bản quyền World Cup, bao giờ cho đến…?Giới chức Nga không cho biết ông Assad hiện ở đâu, đồng thời bày tỏ "vô cùng lo lắng" trước tình hình Syria và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế sử dụng bạo lực. "Chúng tôi kêu gọi giải quyết mọi vấn đề thông qua biện pháp chính trị và đang liên lạc với tất cả nhóm đối lập ở Syria", thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga có đoạn.
Cơ quan này cũng cho biết các căn cứ quân sự Nga ở Syria đã được đặt trong tình trạng báo động cao, nhưng hiện không có mối đe dọa nghiêm trọng nào.
Anas al-Abda, quan chức liên minh phiến quân Syria, nói rằng họ "không chắc chắn" về hành tung của ông Assad. Chính phủ của Thủ tướng Mohammed al-Jalali chưa bình luận về thông tin.